DANH MỤC SẢN PHẨM

Đánh giá chi tiết siêu phẩm khủng MSI Raider GE66 10SFS - 474VN

Anh Điền
Thứ Ba, 01/06/2021

Đánh giá chi tiết siêu phẩm khủng MSI Raider GE66 10SFS - 474VN

GE66 Raider được MSI giới thiệu lần đầu tiên tại CES 2020 và nó gây chú ý bởi thiết kế mới, dải đèn RGB đẹp mắt, màu sắc vỏ không giống laptop MSI xưa nay và cấu hình rất mạnh trong khi giá thì vẫn dễ chịu hơn nhiều so với các đối thủ. Chiếc máy mình trên tay trong bài này có từ 50 triệu VND, cấu hình rất mạnh với màn hình 240 Hz, Intel Core i7-10750H 6 nhân đi với Nvidia GeForce RTX 2070.
Mình từng có cơ hội xài qua nhiều con GE, từ thời GE60 Apache, GE62, GE63, GE65 Raider và đến giờ là GE66 Raider. Dòng GE là một dòng máy lâu đời của MSI, nó là laptop gaming cao cấp với thiết kế nằm giữa dòng GS và GT, không quá dày cũng không quá mỏng, trọng lượng cũng trong khả năng mang đi. Trong loạt sản phẩm mới năm nay thì MSI đã thay đổi toàn bộ thiết kế của nhiều dòng máy cao cấp và GE cũng không ngoại lệ.


So với hình ảnh vỏ đen chỉ đỏ đặc trưng của MSI khi xưa thì GE66 Raider lại có vỏ màu xanh xám titan lạ mắt và tách biệt khỏi số đông những chiếc laptop gaming hiện tại. Vỏ và bệ máy được làm bằng kim loại và logo MSI được in nổi, không còn có đèn.



Phần gù sau máy được thiết kế hầm hố hơn và khá giống với dòng GT. Thiết kế này cho 2 hốc tản nhiệt hướng sau lớn và bản lề màn hình được đặt trên bệ máy. Máy có 4 khe tản nhiệt, 2 sau và 2 bên.


Chiếc máy này dày 23,4 mm và trọng lượng khoảng 2,4 kg chưa tính cục sạc. Với cấu hình này và trọng lượng này thì nó khá là hợp lý bởi nó vẫn cần không gian cho hệ thống tản nhiệt lớn để có thể đảm bảo hiệu năng và tuổi thọ của phần cứng.


Rất nhiều cổng kết nối trên chiếc GE66 Raider đã được đưa về phía sau, nằm giữa 2 hốc tản nhiệt và cũng là một điểm nữa khiến nó giống dòng GT. Các cổng nằm phía sau đa phần là cổng trình xuất như mini DisplayPort 1.4, HDMI 2.0, cổng LAN Killer E3100 2.5 Gbps, jack cắm nguồn nhìn khá giống cổng USB-A và một cổng USB-C (USB 3.2 Gen2 10 Gbps và hỗ trợ trình xuất DisplayPort 1.4 tối đa 8K@60Hz).


Các cổng kết nối dữ liệu còn lại nằm ở 2 bên cạnh máy như bên trái có 1 cổng USB 3.2 Gen2 (10 Gbps) (USB-A), 1 cổng USB 3.2 Gen2x2 (20 Gbps) (USB-C), jack âm thanh + mic. Bên phải có thêm 2 cổng USB 3.2 Gen1 (5 Gbps) (USB-A) và khe đọc thẻ SD hỗ trợ chuẩn UHS-III. Không có Thunderbolt 3 nhưng chiếc máy này lại có USB 3.2 Gen2x2 với tốc độ đến 20 Gbps nên anh em có thể sử dụng với các loại ổ SSD gắn ngoài dùng giao tiếp này. Dĩ nhiên không có TB3 đáng tiếc nhưng mình nghĩ nó cũng khá thừa bởi GPU trên máy đã rất mạnh rồi.


Điểm đặc trưng nhất trên chiếc GE66 Raider là dải đèn RGB Panoramic Aurora. Dải đèn này cho hiệu ứng đẹp mắt, lớp nhựa đen mờ khiến ánh sáng phát ra không bị chói mắt khi sử dụng trong đêm. Hiệu ứng đèn có thể tùy chỉnh qua phần mềm SteelSeries Engine cũng như có thể đồng bộ hiệu ứng với phụ kiện của SteelSeries.


Đáy máy khá thoáng với các nút cao su cao, không gian lấy gió cho hệ thống quạt nhiều. 2 loa đặt dưới và toàn bộ nắp đáy là một khối liền mảnh, dễ tháo ra và dễ tiếp cận các phần cứng để nâng cấp.


Bản lề đặt trên bệ máy, chắc chắn hơn, cho phép mở nắp máy bằng một tay và góc mở cũng khá rộng. Mình thích thiết kế bản lề này bởi nó cho cảm giác màn hình máy như lơ lửng trước mặt cũng như độ bền cao hơn.


GE66 Raider cũng có thiết kế viền màn hình mỏng 2 bên 6mm, viền trên dày có webcam. MSI đã nâng cấp chiếc webcam trên những mẫu máy gần đây lên phân giải FHD, chất lượng hình ảnh thì nét hơn chút và sáng hơn để phục vụ nhu cầu hội thoại video trong đại dịch COVID-19. Đây cũng là một nước đi rất thông minh của MSI.


Tấm nền trang bị cho máy là IPS của Sharp, độ phân giải FHD với tốc độ làm tươi 240 Hz. Mình có kiểm tra tấm nền này thì nó có chất lượng tốt với độ bao phủ trên 90% dải sRGB và khoảng 65% dải AdobeRGB. Tương phản gần 1000 và độ sáng 300 nit, vì vậy tấm nền này đáp ứng tốt nhu cầu giải trí với phim ảnh và đặc biệt 240 Hz cho trải nghiệm chơi game rất đã mắt. Tiếc là màn hình này không hỗ trợ G-Sync nhưng 240 Hz thì đã khử xé tốt hơn nhiều so với 120 Hz hay 144 Hz.


Bàn phím và bàn rê của GE66 Raider không có gì phải phàn nàn. Bàn phím được thiết kế với layout thoáng, không có cụm phím số và các phím bấm có kích thước lớn. Hành trình phím 1,5 mm tiêu chuẩn với độ nẩy cao cho cảm giác gõ thích tay. Thêm vào đó là đèn bàn phím RGB cho phép tùy chỉnh trên từng phím với phần mềm SteelSeries Engine thì GE66 Raider đủ món ăn chơi cần có đối với một chiếc máy chơi game tầm giá này.


Ngoài ra trên bàn phím còn có một phím chức năng mình thấy khá hay như nút bật hồng tâm ảo để anh em có thể tập headshot, nút nguồn cũng được tích hợp vào bàn phím và nằm cạnh phím Delete. Nó sẽ nặng khó nhấn xuống hơn so với phím thường nhưng anh em cần làm quen để tránh bấm nhầm nút này khi muốn nhấn xóa thứ gì.


Bàn rê của GE66 Raider cũng cho trải nghiệm tốt dù nó khá là nhỏ so với không gian còn trống. Bàn rê dạng ClickPad, bề mặt mượt và không bám rít mồ hôi, hỗ trợ đầy đủ các thao tác đa điểm trên Windows 10 với driver Precision Touchpad.

Nhìn chung thiết kế và hoàn thiện của GE66 Raider khiến mình hài lòng, trước mắt không có gì để chê ngoài việc trọng lượng và độ dày.

Cấu hình của GE66 Raider phiên bản mình trên tay như sau.

Hãng sản xuất

MSI

Chủng loại

GE66 Raider 10SF

Part Number

474VN

Mầu sắc

Xám bạc

Bộ vi xử lý

Intel Core i7-10875H (2.3Ghz upto 5.1Ghz/16MB cache)

Chipset

Intel® HM470

Bộ nhớ trong

32GB (2x 16GB DDR4-3200)

Số khe cắm

2

Dung lượng tối đa

64GB

VGA

NVIDIA® GeForce RTX™ 2070 Super with 8GB GDDR6

Ổ cứng

1TB NVMe PCIe Gen3x4 SSD
Khả năng lưu trữ:

1x M.2 SSD slot (NVMe PCIe Gen3)

1x M.2 SSD Combo slot (NVMe PCIe Gen3 / SATA)

1x 2.5" SATA HDD

Ổ quang

No

Card Reader

N/A

Keyboard

Per-Key RGB Backlight Keyboard

Màn hình

15.6 inch FHD (1920*1080), 300Hz Thin Bezel

Webcam

HD type (30fps@720p)

Audio

2x 3W Speaker

2x 3W Woofer

Giao tiếp mạng

Killer Gb LAN

Giao tiếp không dây

Killer axWi-Fi + Bluetooth v5.1

Cổng giao tiếp

1x RJ45
1x SD (XC/HC) Card Reader
1x (4K @ 60Hz) HDMI
1x Mini-DisplayPort
2x Type-A USB3.2 Gen1
1x Type-A USB3.2 Gen2
1x Type-C (USB3.2 Gen2 / DP)
1x Type-C USB3.2 Gen2x2

Pin

4-Cell, 51 Battery (Whr)

Kích thước (rộng x dài x cao)

 

Cân nặng

2.38 kg

Hệ điều hành

Windows 10 Home

Phụ kiện đi kèm

280W adapter

Core i7-10750H là phiên bản thay thế cho Core i7-9750H và về cơ bản, nó vẫn dùng tiến trình 14nm, cùng số nhân và độ lớn bộ đệm cũng như thông số TDP. Tuy nhiên, ở thế hệ Comet Lake thì Intel đã bổ sung công nghệ Thermal Velocity Boost, cho phép CPU đạt được mức xung cao hơn nhiều, ở đây là 5 GHz đơn nhân, cao hơn 500 MHz so với Core i7-9750H nhưng để đạt được mức xung này thì nhiệt độ CPU phải ở dưới 65 độ C. Điều này không hề đơn giản đối với những chiếc laptop với thiết kế tản nhiệt hạn chế.

Về phần GPU GeForce RTX 2070 thì đây là con GPU cao cấp dành cho laptop, kiến trúc Turing. Phiên bản RTX 2070 trên laptop vẫn dùng con TU106 như RTX 2070 card gắn desktop nhưng với xung nhịp thấp hơn với xung Boost ở 1440 MHz theo thiết kế tham chiếu của Nvidia. Dĩ nhiên là dòng GPU này hỗ trợ đầy đủ món ăn chơi như Ray Tracing và khử răng cưa bằng DLSS. Với RTX 2070 thì có thể kỳ vọng con GPU này sẽ có thể đáp ứng tốt nhu cầu chơi game cao cấp, cả game online lẫn game AAA với thiết lập đồ họa cao ở độ phân giải FHD.

Các phần cứng còn lại của chiếc GE66 Raider cũng rất chất lượng. Cặp RAM 8 GB DDR4-3200 là một trang bị mới bởi Comet Lake đã hỗ trợ xung RAM cao hơn so với thế hệ trước. Ổ SSD cũng là một dòng ổ hiệu năng cao của WD, chiếc ổ này cho tốc độ đọc ghi rất nhanh, trên 3000 MB/s với công nghệ 3D TLC NAND. Những phần cứng này đều có thể nâng cấp được, RAM 2 khe SO-DIMM tiêu chuẩn cho phép gắn tối đa 64 GB và 2 khe M.2 đều hỗ trợ SSD PCIe, trong đó có 1 khe hỗ trợ cả ổ SATA nên anh em có thể nâng cấp linh hoạt.


Phần mềm Dragon Center trên GE66 Raider cho phép chỉnh nhiều chế độ hiệu năng và tản nhiệt. Có 4 chế độ chính là Extreme Performance, Balanced, Silent và Super Battery. Ngoài ra có một phần thiết lập dành cho User để chỉnh các chế độ hiệu năng và tản nhiệt theo ý muốn. Mình test chiếc GE66 Raider ở 3 chế độ là Extreme Performance, Balanced và Turbo + Cooler Boost ON để xác định hiệu năng của hệ thống khác biệt ra sao giữa các thiết lập thì nhận thấy:

Balanced là chế độ cân bằng giữa điện năng tiêu thụ và hiệu năng CPU. Tùy theo tải của CPU mà xung nhịp sẽ được điều chỉnh từ đó đảm bảo hệ thống tản nhiệt luôn giữ cho CPU ở trạng thái mát nhất khi hoạt động + tiếng ồn của quạt tản nhiệt không lớn. Chế độ này phù hợp với các tác vụ thông thường. Khi render hay chơi game thì anh em nên chuyển sang Extreme Performance. Lúc này thì xung toàn nhân sẽ được duy trì ở mức 4,2 GHz và xung đơn nhân khi mình chạy Cinebench ở 4,5 GHz. Trong quá trình sử dụng máy và theo dõi qua HWinfo64 thì đôi khi con Core i7-10750H đạt được xung đơn nhân 4,8 GHz nhưng không bao giờ lên tới 5 GHz theo thiết kế TVB. Điều này không nằm ngoài dự đoán của mình bởi mình cũng đã gặp điều tương tự với Core i9-10900K trên desktop.

Biến động hiệu năng qua Cinebench R15 và R20 anh em có thể thấy không nhiều và so giữa các chế độ hiệu năng. Mình cũng test con CPU này với các bài test render như Blender, V-RAY và encoding với Handbrake thì đúng là để ở Turbo + Cooler Boost, chiếc GE66 Raider đạt được hiệu năng tối đa. Tuy nhiên, tiếng ồn từ quạt quá lớn và nếu so về mức chênh lệch hiệu năng thì mình nghĩ chỉ để Extreme Performance là ổn nhất.

Về hiệu năng chơi game, RTX 2070 sẽ cho hiệu năng tương đương với RTX 2070 Super Max-Q cũng như RTX 2080 Max-Q, thua RTX 2070 Super Mobile. Mình test với 3 game thì Call of Duty Warzone cho tỉ lệ khung hình trung bình ở 108 fps với thiết lập đồ họa High, có bật RTX Shadow. Tương tự với các tựa game như The Division 2 và Shadow of the Tomb Raider, RTX 2070 không gặp khó khăn khi kéo các tựa game này ở đồ họa Ultra và Highest với khung hình lần lượt là 78 fps và 91 fps. Mình cũng chơi CS:GO và được hơn 120 fps với thiết lập đồ họa High. Tuy chơi game được ở khung hình cao nhưng thật tiếc khi màn hình 240 Hz của GE66 Raider không hỗ trợ G-Sync. Nếu có G-Sync thì trải nghiệm sẽ còn đã mắt hơn nữa.

Warzone.jpg
Khi chơi game mình quan sát hành vi của CPU và GPU, nhận thấy con Core i7-10750H nếu để ở chế độ Balanced thì sẽ có vài nhân lên xung 4,3 - 4,5 GHz, xung GPU thường ở 1700 MHz. Trong khi đó với chế độ Extreme Performance hay Turbo thì hệ thống sẽ giữ xung CPU ở 4,2 GHz toàn nhân và xung GPU luôn trên 1750 MHz, có khi đẩy lên 1800 MHz.

TheDivision2.jpg
Hệ thống Cooler Boost 5 trên GE66 Raider hoạt động rất hiệu quả khi trong hầu hết các tình huống sử dụng và chơi game thì nhiệt độ CPU được giữ dưới mức 90 độ C. Nếu anh em để chế độ Balanced và chơi game thì nhiệt độ CPU sẽ ở tầm 85 độ C đổ lại khi bật Cooler Boost 5.

Tuy nhiên, khi render với một số ứng dụng dùng AVX-512 thì nhiệt độ CPU sẽ có thể lên tầm 96 độ C nếu không bật Cooler Boost và giảm được 3 độ C khi bật. Thử stress test bằng AIDA64 với cả tập lệnh AVX và AVX-512 thì con CPU ăn tối đa 66 W và khi cho chạy Cinebench R20, CPU ăn đến 81,74 W (ngưỡng PL1 là 90 W) và nhiệt độ CPU lên trên 90 độ C là bình điều hiển nhiên. Từ đây mình cũng đã hiêu tại sao Core i7-10750H trên chiếc GE66 Raider này không thể đạt được mức xung 5 GHz, PL2 của con CPU này đến 200 W và hệ thống tản nhiệt hạn chế của một chiếc laptop như GE66 Raider sẽ khó có thể khiến nó mát mà đạt được mức xung này. Kh


Riêng nhiệt độ của con GPU RTX 2070 thì rất mát mẻ, có bật Turbo lên chơi game với xung rất cao thì vẫn ở 70 độ C và mình cũng đã thử stress test Furmark 8x MSAA FHD thì nhiệt độ GPU với Cooler Boost bật xuống còn 62 độ C.

Về pin thì chiếc GE66 Raider có pin đến 99,9 Wh - một mức dung lượng tối đa được phép trang bị cho laptop. Tuy nhiên, thời lượng sử dụng pin của chiếc máy này không quá nhiều. Nếu để chế độ Balanced, độ sáng 50% và sử dụng làm văn phòng thì mình xài được tầm hơn 3 tiếng. Tương tự mình test với PCMark 8 Home mô phỏng các tác vụ văn phòng thường dùng và để độ sáng 75% thì thời lượng sử dụng pin chỉ còn 2 tiếng rưỡi. Vậy nên chiếc máy này dù pin to nhưng không mang lại thời lượng dài do phần cứng ăn điện, nhất là Core i7-10750H.


Với những gì tìm hiểu và trải nghiệm với chiếc GE66 Raider này thì mình cho rằng chiếc máy này thể hiện một sự cố gắng của MSI trong việc "thuần hóa" một con CPU như Core i7-10750H trên một chiếc laptop không quá dày nạc với hệ thống tản nhiệt hạn chế. Chiếc máy cho hiệu năng chơi game rất tốt và trải nghiệm sử dụng cũng không có gì phải phàn nàn với màn hình 240 Hz, bàn phím, mọi thứ đều chất lượng. Nếu như MSI trang bị thêm G-Sync và nếu như MSI có thêm một lựa chọn về vi xử lý như Ryzen 4000 series thì dòng GE66 Raider sẽ hấp dẫn hơn nữa.
Mức giá từ 50 triệu thì hiển nhiên không phải dành cho số đông nhưng vẫn có rất nhiều anh em thích chơi game trên laptop cao cấp và GE66 Raider là một tùy chọn mới, thú vị. Mình thích chiếc máy này và nó khiến dòng GE trở nên cao cấp hơn nhiều so với trước đây.

ƯU ĐIỂM:

- Ngoại hình sang trọng, đẳng cấp, thể hiện sự mạnh mẽ, cá tính đặc trưng của giới gaming.
- Màn hình cực lớn giúp mở rộng tầm nhìn, hình ảnh sống động như thật.
- Bàn phím màu sắc lạ mắt, tạo nên sự khác biệt.
- Hiệu năng mạnh mẽ nhờ  CPU Intel Core i H-series thế hệ 10, RAM DDR4 3200MHz, ổ cứng SSD M.2 PCle, có thể nâng cấp RAM và ổ cứng. 
- Hệ thống tản nhiệt hiện đại giúp máy luôn mát mẻ sau nhiều giờ hoạt động liên tục.
- Mang đến trải nghiệm âm thanh chất lượng cao, sống động.

KHUYẾT ĐIỂM:
- Không có CD/DVD.

THANG ĐIỂM: 9.5/10.

Mua ngay LAPTOP GAMING MSI GE66 RAIDER 10SFS 474VN Tại Dương Long để nhận nhiều ưu đãi và giá tốt:

 

Viết bình luận của bạn
1