Hướng dẫn cách sửa bo mạch chủ bị lỗi BIOS
Anh Điền
Thứ Tư,
01/12/2021
Hướng dẫn cách sửa bo mạch chủ bị lỗi BIOS
Tin vui là vẫn có nhé, và sau đây là cách mà bạn có thể làm được điều này.
Hàn lại chip BIOS mới
Trong trường hợp bo mạch chủ của bạn bị hư chip BIOS, bạn có thể tìm con chip BIOS này trên những trang như eBay, hoặc là trang web chuyên bán chip BIOS chẳng hạn. Tuy nhiên, nếu làm theo cách này thì bạn phải có một chút kiến thức về việc hàn và phải thật sự khéo léo đó nha. Lý do là vì những linh kiện trên bo mạch chủ rất nhỏ và chi chít, nếu không khéo thì có khi hàn xong con chip BIOS mới là rớt ra 1 cái… tụ điện đó.
Chép BIOS mới vào chip BIOS bị hư
Nếu cách trên không ổn thì bạn có thể thử một cách khác nữa. Bạn hoàn toàn có thể chép BIOS mới vào chip BIOS bị hư bằng cách kết nối trực tiếp các chân pin của nó vào một thiết bị bên ngoài. Bạn sẽ phải mua thêm một chiếc “BIOS programmer” nho nhỏ, hoặc là công cụ dùng để cài BIOS (flashing tool) như trong hình trên (phổ biến là mẫu CH341A có giá từ 10 đến 15 đô).
Có một điều bạn cần lưu ý là bộ kit mà bạn mua nên kèm theo sợi dây kẹp như hình trên. Cơ bản thì bạn sẽ nối 1 đầu dây cáp vào thiết bị dùng để chép BIOS, còn đầu kẹp thì sẽ kẹp trực tiếp vào con chip BIOS bị hư kia.
Chú ý là phần màu đó của dây cáp trùng với đầu pin đầu tiên (pin one, thường được đánh dấu bằng dấu chấm tròn nhỏ) của con chip BIOS nhé. Sau đó, bạn có thể cắm công cụ chép BIOS vào PC khác thông qua cổng USB rồi mở phần mềm chép BIOS đi kèm lên (hoặc là phần mềm khác như AsProgrammer chẳng hạn).
Bảo đảm rằng bo mạch chủ bị hư đã được ngắt điện hoàn toàn, sau đó dùng phần mềm để chép BIOS mới vào trong con chip bị hư. Quá trình này có thể tốn một ít thời gian và bạn có thể phải thử vài lần mới thành công, nhưng chí ít thì nó có thể giúp bạn tiết kiệm được một mớ tiền thay vì là phải móc ví để mua bo mạch chủ mới, và bạn cũng không phải đụng đến việc hàn chip trên bo mạch chủ.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”
Tất nhiên, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cách tốt nhất để trường hợp như trên không xảy ra là sử dụng thêm cục UPS (Uninterruptible Power Supply) khi BIOS đang cập nhật, hoặc nếu là laptop thì nên sạc đầy pin. Song song đó, bạn có thể chọn mua những bo mạch chủ có tính năng sao lưu hoặc phục hồi BIOS.
Một số bo mạch chủ sẽ có cấu hình “dual BIOS” (2 BIOS trên cùng 1 bo mạch chủ). Nếu chip BIOS chính bị hư thì chip BIOS phụ sẽ tự động được kích hoạt khi bạn khởi động PC, sau đó nó sẽ sao chép nội dung bên trong ngược vào chip BIOS chính, và thế là mọi thứ hoạt động trở lại bình thường. Ngoài ra, một số bo mạch chủ sẽ có nút gạt để chuyển đổi qua lại giữa các chip BIOS. Khi bạn đã boot vào BIOS phụ thành công thì có thể gạt sang BIOS chính để cài lại BIOS mới vào đó.
Trường hợp khác thì có một số bo mạch chủ sẽ cho phép bạn dùng BIOS nằm trong thanh USB để chép đè trực tiếp lên BIOS bị hỏng luôn, không cần phải gạt nút gì cả. Tính năng này có thể được các hãng quảng bá với tên gọi như “BIOS Flashback” hoặc “Crash free BIOS”. Bạn chỉ cần tải tập tin BIOS từ trang web chính hãng, chép nó sang USB, rồi cắm vào PC đang bị hỏng.
Để nạp BIOS mới, một số bo mạch chủ sẽ yêu cầu bạn bấm 1 nút nhỏ nằm ở mặt sau thùng máy (I/O panel), một số khác thì sẽ tự động nhận diện và nạp vào máy khi bạn bật PC lên. Lưu ý là bạn hãy xem kỹ hướng dẫn sử dụng để cắm thanh USB vào đúng cổng để xài tính năng này nhé.
Hi vọng thông tin trên sẽ giúp bạn sửa được chiếc bo mạch chủ của mình. Nếu các bạn có góp ý hoặc bổ sung thì hãy chia sẻ với mình bên dưới phần bình luận nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này.
Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại Dương Long!