Laptop MSI GL65 Leopard 10SCXK 093VN i7 đẳng cấp game thủ
Anh Điền
Thứ Năm,
27/05/2021
Laptop MSI GL65 Leopard 10SCXK 093VN i7 đẳng cấp game thủ
MSI GL65 Leopard 10SCXK có cả những giá trị đã làm nên tên tuổi của dòng laptop gaming MSI và những sự nâng cấp hiện đại. Cùng trải nghiệm bộ vi xử lý Intel Core i7 dòng H thế hệ thứ 10 và card đồ họa dành riêng cho game thủ trong một chiếc laptop đầy phong cách.
Dòng GL của MSI trước đây là dòng laptop chơi game phổ thông, giá rẻ nhất, cao hơn là GP, GE, GS và GT. Hiện tại MSI làm dòng GV và GF cho phân khúc phổ thông và dòng GL được đẩy lên tầm cận trung, mức giá sẽ loanh quanh 30 triệu đồng. Thành ra chất lượng build của dòng GL giờ đây tốt hơn hẳn.
Nói về thiết kế thì kể từ GS65 Stealth Thin thì MSI đã thay đổi hoàn toàn ngôn ngữ thiết kế laptop chơi game của hãng. Nắp máy là một tấm nhôm nguyên khối phẳng và được hoàn thiện dạng sần mịn. Logo hình con rồng xương vẫn còn đó, có đèn nhưng cũng tối giản hơn. Chất lượng hoàn thiện của phần nắp này rất tốt, chắc chắn, không ọp ẹp, ít flex dù thiết kế mỏng.
Là một mẫu máy chơi game thành ra GL65 không thể thiếu các yếu tố hầm hố quen thuộc như các hốc tản nhiệt được làm nhô ra, cắt vát hầm hố rất đặc trưng. Trên những chiếc laptop chơi game mỏng thì kiểu thiết kế này hầu như không còn được áp dụng, thế nhưng đây dường như là tiêu chuẩn thiết kế trên những chiếc máy dày. Nếu không được mỏng sexy thì ít nhất phải ngầu.
Trọng lượng máy 2,3 kg, không quá nặng đối với một chiếc máy 15,6" và điều mình thích là nó vẫn gọn bởi thiết kế viền mỏng nay đã khiến những chiếc máy 15,6" hay 17,3" dễ đem theo hơn xưa.
Hoàn thiện tốt hơn, chắc chắn hơn xưa nhiều.
Bản lề là thứ mình đặc biệt để ý trên GL65 bởi MSI trong thời gian trước từng bị phàn nàn về thiết kế bản lề dở, qua thời gian sử dụng sẽ dẫn đến nứt hay thậm chí là bung dù không va đập. Trên GL65 cũng như nhiều mẫu máy sau này thì MSI đã thay đổi với khớp xoay được đặt sang 2 bên như hình trên. Chưa rõ sự thay đổi này sẽ phát huy tác dụng ra sao nhưng mình nghĩ rằng nó sẽ chịu lực tốt hơn khi đóng mở. Một phần nữa là màn hình chắc hơn, rất ít flex nên khi dùng một tay để mở máy thì nó vẫn đảm bảo sự cân bằng về lực đặt lên 2 bản lề. Dĩ nhiên bản lề của máy vẫn khá cứng, không thể mở bằng 1 tay.
Chiếc máy dày khoảng 27 mm ở điểm dày nhất và nhìn quanh cạnh máy mình phải công nhận rằng MSI đã làm tốt hơn xưa. Mặt trên của thân và đáy máy vẫn phân tách 2 nửa nhưng các điểm ghép nối khít hơn, không ọp ẹp và có nhựa thừa như trước. Độ dày này là bắt buộc bởi chiếc máy cần không gian cho hệ thống tản nhiệt với heatsink dày hơn.
Nhiều cổng kết nối:
Các cổng kết nối trên GL65 cũng phong phú với 3 x USB 3.0 (USB-A), USB 3.0 (USB-C), mini DisplayPort, HDMI, RJ-45 (LAN), 2 jack âm thanh và khe đọc thẻ SD. Như vậy về mặt kết nối thì chúng ta hầu như không cần thêm các loại adapter chuyển đổi gì, trình xuất màn hình lẫn đọc thẻ, LAN đều có sẵn.
Cục sạc theo máy công suất 180 W nên nó vẫn sử dụng chân kết nối tròn truyền thống. Công nghệ USB PowerDelivery hiện tại chưa hỗ trợ công suất trên 100 W nên chúng ta phải đợi cải tiến thì may ra những chiếc máy chơi game như GL65 mới sử dụng cổng sạc USB-C.
Bàn phím không đổi, bàn rê lớn và mượt hơn:
Bàn phím của MSI luôn khiến mình hài lòng về cảm giác bấm dù layout của nó có phần dị hợm, cần thời gian để làm quen. Trước đây mình từng dùng nhiều dòng máy của MSI, gần nhất là GS73 Stealth và trên GL65 nó sở hữu bàn phím gần như y hệt với layout full-size có cả cụm phím số. Bàn phím này đòi hỏi anh em phải làm quen bởi nút Start Menu mặc định sẽ được chuyển sang phải để tránh bấm nhầm khi chơi game (anh em có thể chuyển lại trong BIOS) trong khi các phím điều hướng chính sẽ nằm xen lẫn giữa cụm phím chính và phím số. Hành trình phím vẫn khá dài, ở 1,5 mm, độ nẩy tốt và điều quan trọng là vỉ phím không flex dù thân máy bằng nhựa.
Dù vậy các phím vẫn giữ được kích thước lớn, bàn phím tràn ra gần sát 2 bên viền máy nhìn đã mắt và đầy đặn. Mình thì thích layout không phím số hơn, chẳng hạn như bàn phím trên dòng GF65 nhưng đôi khi phím số lại có ích với những ai thường phải làm việc với bảng tính hay khi anh em chơi những tựa game cần sử dụng nhiều phím.
Điểm cộng của bàn phím là hệ thống đèn RGB tùy biến trên từng phím và MSI cho biết đây là chiếc laptop duy nhất được bán chính hãng ở tầm giá 30 triệu có đèn RGB tùy biến trên từng phím. Phần mềm SteelSeries Engine sẽ cho phép tùy biến các hiệu ứng cũng như hỗ trợ hiển thị theo các tựa game. Nói chung đèn RGB là một yếu tố màu mè, mình thì có cũng được không thì chỉ cần đèn trắng hoặc đỏ, nhiều anh em thì lại thích đèn RGB bởi nếu sử dụng với gaming gear của SteelSeries thì anh em có thể đồng bộ hiệu ứng đèn với chuột, pad hay tai nghe, cũng vui.
Ngoài hệ thống phím chính thì GL65 có 3 phím chức năng nằm ngoài gồm phím nguồn, phím mở Dragon Center để chỉnh các chế độ game và phím kích hoạt nhanh CoolerBoost 5 để tăng tốc độ quạt.
Nói về bàn rê thì GL65 có bàn rê tốt hơn rất nhiều so với các thế hệ trước. Bàn rê là thứ MSI từng làm rất kém trên những chiếc laptop của hãng khi xưa, kể cả dòng GS cao cấp mà mình từng xài thì bàn rê cũng rất lởm. GL65 có bàn rê bề mặt nhựa không quá rít ngón tay khi thao tác, 2 phím chuột rời dễ bấm và kích thước của nó cỡ 11 x 6 cm, rộng rãi để thao tác nhiều ngón tay. Bàn rê cũng hỗ trợ driver Microsoft Precision Touchpad để giảm tối đa độ trễ, mang lại trải nghiệm sử dụng mượt mà hơn. Sau cùng thì MSI đã biết lắng nghe người dùng hơn về vụ bàn rê.
Màn hình và âm thanh:
Màn hình của GL65 cỡ 15,6" thiết kế 3 viền trên và 2 bên mỏng khoảng 6 mm, webcam vẫn nằm tại viền trên. Thiết kế này giúp chiếc máy gọn hơn rất nhiều, hợp với xu hướng laptop hiện tại.
Tấm nền được trang bị là B156HAN13.0 - một tấm nền IPS tốc độ làm tươi 120 Hz giá rẻ của AUO sản xuất. Tấm nền này có 2 ưu điểm là tốc độ làm tươi 120 Hz và độ tương phản tốt. Mình đã dùng Spyder để đo sơ bộ về màu sắc và nhận thấy độ tương phản cũng như black level của nó cao nếu so với những chiếc máy cùng phân khúc, 750 ở độ sáng 100% và black level ở 0.25, rất tốt.
Dù vậy nếu anh em có ý định dùng màn hình này để làm đồ họa thì quên đi bởi độ bao phủ các dải màu của nó không cao, chỉ 63% dải sRGB và 47% dải AdobeRGB. Vậy nên nó chỉ phù hợp để giải trí và chơi game, độ tương phản cao sẽ mang lại trải nghiệm xem phim và chơi game đã mắt hơn còn làm hình làm phim thì không phù hợp.
120 Hz sẽ mang lại chuyển động mượt mà, đã mắt khi chơi game cũng như khi sử dụng các ứng dụng khác như lướt web. Đối với mình thì 120 Hz là quá đủ, không cần phải đến 144 Hz hay 240 Hz. Một điều đáng lưu tâm nữa là với cấu hình GTX 1660 Ti thì anh em sẽ có thể chơi nhiều tựa game eSport như LoL hay CS:GO ở tốc độ khung hình trên 120 Hz, từ đó chúng ta có thể tự tin bật V-Sync để đồng bộ khung hình. Đây cũng là mục đích chính của màn hình 120 Hz trên chiếc máy này còn với những tựa game AAA thì chỉ hy vọng trên 60 fps.
GL65 có 2 loa công suất 2 W, âm lượng đầu ra lớn nhưng chất âm không hay, nó vẫn thiên mid, treble cũng không cao còn bass kém. Vậy nên khi chơi game tốt nhất anh em nên dùng tai nghe.
Cấu hình, khả năng năng cấp và nhiệt độ:
Cấu hình của GL65 9SDK:
- CPU: Intel Core i5-9300H 4 nhân 8 luồng (CFL-R), 2,4 GHz - 4,1 GHz (Turbo Boost đơn nhân), 8 MB Cache, TDP 45 W;
- GPU: NVIDIA GeForce GTX 1660 Ti (Turing), 1500 - 1770 MHz (Boost), 6 GB GDDR6 12 Gbps;
- RAM: 8 GB DDR4-2666 (2 khe SO-DIMM, trống 1 khe);
- SSD: 512 GB Samsung NVMe PCIe 3.0 x4;
- HDD: Có khay 2,5"
- OS: Windows 10 1903;
- Pin: 51 Wh.
Cấu hình trên mình thấy đủ để chơi hầu hết các tựa game hiện tại từ eSpport tới game AAA. Core i5-9300H giờ đây tương đương với Core i7 các thế hệ như Kaby Lake bởi nó đã 4 nhân 8 luồng thay vì 4 nhân 4 luồng như trước. Thêm vào đó là bộ đệm lớn hơn và xung cao hơn vậy nên về mặt CPU thì mình không có gì phải phàn nàn. GTX 1660 Ti trên GL65 là phiên bản tiêu chuẩn không Max-Q nên xung nhịp của nó có thể đạt 1770 MHz (Boost) và thậm chí có thể cao hơn.
Trang bị RAM 8 GB DDR4-2666 hợp lý, khi cần có thể gắn thêm một thanh 8 GB nữa để chạy kênh đôi. Riêng về phần lưu trữ thì MSI trang bị hẳn ổ 512 GB NVMe SSD của Samsung có tốc độ đọc cao, truy xuất ngẫu nhiên cũng cao trong khi ghi tuần tự chỉ nhỉnh hơn SATA 3 tí (hơi lạ). Với 512 GB thì anh em có thể tự tin vừa cài OS vừa cài game trên ổ này, trong tình huống mở rộng lưu trữ thì máy vẫn có khay 2,5" để gắn thêm ổ SSD 2,5" hay HDD 2,5".
Benchmark nhanh về hiệu năng của GL65 thì PCMark10 chiếc máy này đạt 4574 điểm. PCMark 10 đánh giá tổng quát hiệu năng của máy với các tác vụ cơ bản như Office, chỉnh sửa ảnh nhẹ, trích xuất video, chỉnh sửa video. Con Core i5-9300H không bị MSI khóa xung hay điện thành ra nó có thể dễ dàng đạt xung 4 GHz trên toàn nhân. Mình thử cho chạy render một video bằng Premiere thì mức xung toàn nhân giao động ở 3,8 - 4 GHz.
Với 3DMark, mình thử 2 bài test là Fire Strike (FHD) mô phỏng đồ họa game DirectX 11 và Time Spy (2K) mô phỏng đồ họa game DIrectX 12. Đồng thời mình thử luôn hiệu quả của hệ thống tản nhiệt Cooler Boost 5 trên máy với 2 bài test này.
Điểm số Fire Strike giữa 2 chế độ quạt có sự chênh lệch khoảng 2%, bật Cooler Boost 5 lên thì CPU có thể giữ được xung 4 GHz toàn nhân ổn định hơn khi chạy nội dung Physics rất nặng của bài test này. Trong khi đó nếu để chế độ quạt Auto thì xung CPU biến thiên từ đó ảnh hưởng đến fps.
Tương tự với Time Spy, ở nội dung kết hợp thì xung CPU khi bật Cooler Boost 5 ổn định hơn rất nhiều, anh em có thể xem đường màu tím và đường màu cam tương xứng trong hình trên.
Stress test GPU bằng Furmak với 2 chế độ quạt Auto và Cooler Boost 5. Khi để Auto, quạt thường chạy ở tốc độ tầm 5200 rpm và Cooler Boost 5 đẩy tốc độ quạt lên đến 6200 rpm, ồn hơn nhưng đổi lại cả CPU và GPU đều giảm nhiệt đáng kể. Như anh em có thể thấy trong hình, GPU GTX 1660 Ti sẽ đạt ngưỡng 71 độ C khi để quạt chạy Auto và Cooler Boost 5 giảm nhiệt độ xuống 66 độ C và duy trì ở mức nhiệt độ này.
Như vậy anh em hẳn đã biết phải làm gì khi dùng GL65 chơi game rồi hen. Nên bật Cooler Boost 5 để có được hiệu năng tốt nhất, dĩ nhiên là nhớ cắm nguồn vào khi chơi nhé. Các thử nghiệm của mình đều được thực hiện ở chế độ Turbo (thiết lập trong Dragon Center để tối ưu hiệu năng).
CẤU HÌNH VÀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHUNG:
Tham khảo các model sản phẩm tại: https://duonglong.vn/laptop-msi-gaming-gl65-leopard-10scxk-093vn-i7
Model |
MSI GL65 Leopard |
CPU |
Intel® Core i7 Gen 10th |
RAM |
- 8GB DDR4 2933MHz / 2666MHz (2 slots) - 16GB DDR4 2933MHz / 2666MHz (2 slots) |
Ổ cứng |
SSD M.2 PCIe (1 slot SSD M.2 + 1 slot 2.5 inch) |
CD/DVD |
None |
Card VGA |
- Nvidia Geforce RTX 2060 6GB GDDR6 - Nvidia Geforce GTX 1660Ti 6GB GDDR6 - Nvidia Geforce GTX 1650 4GB GDDR6 - Intel® UHD Graphics |
Màn hình |
15.6-inch FHD IPS (1920x1080) with 144Hz, close to 100% sRGB, viền mỏng, chống chói. |
Kết nối |
Wi-Fi 6 AX201 (2x2ax) + Bluetooth 5.1 |
Tích hợp |
1 x HDMI |
Bàn phím |
Chiclet keyboard Steelseries with Per-key RGB led |
Pin |
51WHrs Li-ion Battery |
Trọng lượng |
2.3 kg |
Kích thước |
357 x 248 x 27.5 mm (Dài x Rộng x Dày) |
Hệ điều hành |
Windows 10 bản quyền |
Màu sắc |
Màu đen (Black) |
Trải nghiệm chơi game với cấu hình này ra sao?
Mình test với 4 tựa game là CS:GO, PUBG, Shadow of the Tomb Raider và The Division 2.
CS:GO với đồ họa High, mình chỉ khử răng cưa ở 4x MSAA và khung hình dễ dàng đạt trên 120 fps. Lúc này mình có thể khóa V-Sync lại và chơi cho mượt, hạn chế xé hình. Nhìn chung CS:GO không quá nặng và nó không làm khó được GL65 ở độ phân giải FHD, đồ họa High.
Với PUBG, tựa game này mình thấy dù cập nhật nhiều nhưng việc khai thác phần cứng vẫn chưa được tối ưu. Chiếc GL65 cho phép chơi ở khung hình trung bình 70 fps với đồ họa Ultra, như vậy là ngang ngửa GTX 1070 laptop (tham chiếu trên cơ sở dữ liệu của Notebookcheck). Dù xung CPU giữ ở 4 GHz toàn nhân và xung GPU cũng rất cao, luôn trên 1750 Mhz nhưng nhiệt độ lúc này cũng rất cao, CPU lên ngưỡng 90 độ C còn GPU thì mát mẻ hơn ở 70 độ C. Tỉ lệ khung hình trên 60 fps là đủ đối với một tựa game như PUBG nhưng với nhiệt độ này thì mình hơi quan ngại về độ bền. Giải pháp đơn giản mà anh em có thể làm ngay trong game là giảm tải cho máy, giới hạn fps lại ở 60 fps (trong Graphics > In-Game FPS Cap chọn Custom > Max FPS kéo xuống 60 fps hoặc 75 fps tùy thích). Lúc này nhiệt độ CPU lập tức giảm xuống dưới 90 độ C và dĩ nhiên khung hình cũng không trồi sụt nữa.
Chuyển sang một tựa game đồ họa đẹp hơn là The Division 2, benchmark thì ở đồ họa High đạt 63 fps trung bình còn Medium đạt 71 fps trung bình. Đây là tựa game bắn súng góc nhìn thứ 3 thế giới mở mình chơi hàng ngày và GL65 đủ để mang lại trải nghiệm tốt bởi mình chỉ cần 60 fps. Nhiệt độ của CPU và GPU khi chơi tựa game này cũng tương tự như PUBG.
Với Shadow of the Tomb Raider, GL65 có thể chơi tốt ở thiết lập đồ họa High, benchmark ra thì tỉ lệ khung hình trung bình ở 53 fps. Thực tế trong game mình mình có thể chơi ở khung hình trên 60 fps ở hầu hết các cảnh game. Ở tựa game này thì mình nhận thấy xung của GPU đạt đến 1860 Mhz, trên xa so với mức xung Boost 1770 Mhz được NVIDA đưa ra trong khi nhiệt độ của nó vẫn rất mát, chưa đến 70 độ C.
Tuy nhiên nói nãy giờ về game thì anh em cũng thấy đó, thế mạnh 120 Hz của chiếc GL65 chỉ có thể phát huy tác dụng với một số tựa game eSport với đồ họa nhẹ hơn, mang tính cạnh tranh cao hơn còn với các tựa game AAA, chúng ta có thể chơi ở 60 fps đủ để trải nghiệm.
Nhìn chung hiệu năng của GL65 đúng như kỳ vọng của mình, GTX 1660 Ti đủ sức cho chúng ta trải nghiệm nhiều tựa game từ AAA đến eSport. Hệ thống tản nhiệt Cooler Boost 5 trên máy phát huy hiệu quả rất rõ rệt, nó khiến chiếc máy chạy ổn định hơn, giữ cho nhiệt độ CPU và GPU ở ngưỡng mát mẻ nhất có thể dù chưa thể gọi là lý tưởng được bởi CPU vẫn ở xấp xỉ 90 độ C khi bật Cooler Boost. Dù vậy nó giúp cho CPU giữ xung nhịp cao trên toàn nhân, từ đó khung hình ổn định hơn rất nhiều.
Về pin thì mình cũng test nhanh với PCMark 8 Home, mô phỏng một loạt các tác vụ cơ bản như lướt web, soạn thảo, gọi video, chơi game nhẹ, chỉnh sửa ảnh, bắt đầu với mức pin 93%, mình set độ sáng 50% và cho chạy thì đến mức pin 20%, bài test kết thúc. Thời gian đo được là 1 giờ 58 phút. Như vậy có thể hình dung anh em có thể sử dụng GL65 để làm văn phòng liên tục trong ít nhất là 2 tiếng, 20% pin còn lại có thể cho thời lượng sử dụng thêm 30 phút nhưng mình khuyên anh em nên sạc lại pin ngay từ mức này để pin bền hơn. Thời lượng pin hơn 2 tiếng không nhiều nhưng không lạ trên một chiếc laptop chơi game với pin 51 Wh.
MSI GL65 9SDK thích và chưa thích:
Với những gì mà GL65 thể hiện thì mình thấy mức giá bán hiện tại ở 29,9 triệu mình thấy hợp lý. Mình tóm gọn lại những thứ mình thích và chưa thích trên chiếc máy này như sau.
Thích:
- Thiết kế tốt hơn xưa, hoàn thiện kỹ hơn, chắc chắn hơn
- Viền màn hình mỏng khiến máy gọn, dễ đem theo
- Đáy máy thoáng, dễ tháo và nâng cấp hay bảo trì
- Màn hình 120 Hz, tương phản cao
- Bàn phím tốt, RGB trên từng phím, bàn rê ngon
- Đầy đủ cổng kết nối
- Cấu hình đủ mạnh để chơi nhiều game
- Hệ thống tản nhiệt Cooler Boost 5 hoạt động khá hiệu quả
Chưa thích:
- Loa chống điếc
- Màn hình có độ phủ màu lớn hơn chút nữa thì ngon hoặc có thêm tùy chọn 60 Hz IPS màu rộng
- Nhiệt độ CPU vẫn cao
Mua ngay Laptop MSI GL65 tại Dương Long: