Những điều bạn cần nắm trước khi xây dựng PC đồ họa
Anh Điền
Thứ Bảy,
03/07/2021
Những điều bạn cần nắm trước khi xây dựng PC đồ họa
Nếu bạn xây dựng cấu hình máy tính đồ họa cho các dạng 2D, 3D, sản xuất video, hình ảnh,...thì sẽ có nhiều cách xây dựng khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, chi phí bạn muốn xây dựng là bao nhiêu. Vậy hãy cùng Tin Học Anh Phát điểm danh các điều cần lưu ý và nên biết khi build pc thiết kế đồ họa.
Trước khi quyết định xây dựng cấu hình máy tính đồ họa 3D, bạn cần phải hiểu rõ tường tận về từng yêu cầu và một trong những lầm tưởng lớn nhất khi build cấu hình máy đồ họa là bạn sẽ phải nâng cấp hoặc sở hữu một GPU vô cùng xịn sò cho việc đồ họa.
1.1 CPU và bo mạch chủ
AE là các app mà hầu như dân chuyên đồ họa nào cũng sử dụng, chúng thường ít phụ thuộc vào GPU mặc dù một số tính năng được cải tiến từ đó mà thường phụ thuộc nhiều hơn vào Bộ xử lý và RAM. Thế nên khi mua máy tính thiết kế đồ họa hãy tập trung vào core chính có xung nhịp cao thay vì đầu tư CPU có nhiều lõi nhưng xung nhịp thấp. Intel Core i5 hoặc i7 là những sự lựa chọn tốt nhất dành cho các app AE.
Ví dụ: Nếu bạn đầu tư máy thiết kế đồ họa của mình một CPU lõi đơn có xung nhịp lên đến 5 GHz cho PC đồ họa của mình, nó sẽ có tốc độ xử lý tương đương với CPU lõi kép có xung nhịp chỉ đến 2.5 GHz.
Bo mạch chủ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong pc thiết kế đồ họa bởi chức năng của chúng, chẳng hạn như: có bao nhiêu slots RAM, hỗ trợ buss ram bao nhiêu , Socket gì , mạch VRM có tốt để có thể nâng cấp tối ưu hóa cho CPU về sau hay là không ?có bao nhiêu ổ đĩa bạn có thể sử dụng, wifi, âm thanh, v…v… hãy tìm hiểu thật kĩ nhu cầu sử dụng , nhu cầu nâng cấp cũng như hãy để người bán tư vấn cho bạn một cách chính xác nhất là thích hợp nhất dựa trên nhu cầu và kinh phí của bạn.
Bạn nên lựa chọn cho mình một bo mạch chủ mạnh có nhiều khe cắm mở rộng để có thể nâng cấp theo đúng nhu cầu.
CPU đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cấu hình máy tính dùng cho đồ họa
1.2 RAM
Dành cho những bạn chưa biết, RAM là bộ phận đảm bảo tốc độ và sức mạnh về khâu xử lý các tác vụ của hệ thống. Các phần mềm đồ họa luôn nổi tiến với việc "NGỐN RAM SIÊU KHỦNG" để xử lý các Task mà bạn sử dụng. Đặc biệt đối với các phần mềm chỉnh sửa ảnh thuộc ông lớn "ADOBE" .
Thông thường RAM của máy thiết kế đồ họa sẽ từ 16-32GB, mặc dù đôi khi Photoshop và AE có thể sử dụng từ 32GB trở lên, nhưng đều tùy vào cách mà bạn sử dụng. Nếu bạn chỉ mới bắt đầu làm việc thì chỉ 16GB ram mình nghĩ đã đủ để sử dụng , học tập và làm việc. Nhưng khi đã làm việc chuyên nghiệp , chuyên sâu thì 32GB hoặc 64GB là một Requirment mà bạn phải đạt được.
Ngoài dung lượng ram thì thành phần Buss ram và độ trễ Cas ram cũng rất quan trọng ( Nói chuyên môn một xíu thì băng thông ram tức là buss ram ở những bộ máy làm việc này nên được sử dụng từ 3000MHZ trở lên). Đương nhiên là cần mainboard support tốt chuyện này.
1.3 Ổ đĩa
Lý do mà máy có nhiều ổ đĩa lại được yêu thích trong máy tính thiết kế đặc biệt là SSD bởi vì nó sẽ làm mọi thứ nhanh hơn và mượt mà hơn. Nếu bạn sử dụng Photoshop, có lẽ bạn đã quá quen thuộc với Scratch Disk.
Đây được xem là bộ nhớ tạm thời trong quá trình bạn làm việc, nếu bạn có bộ nhớ ngoài hoặc ổ cứng di động, bạn có thể thoải mái sử dụng Photoshop, các app Adobe như After Effect. Bạn có thể lưu trữ tạm thời trong quá trình làm việc mà máy vẫn chạy mượt mà, mang đến trải nghiệm tuyệt vời trong quá trình làm việc.
Hãy thử sử dụng một máy làm đồ họa có ứng dụng hoặc hệ thống vận hành trong các ổ SSD, bạn sẽ thấy nó nhanh đến nhường nào. Và nếu đã chọn máy làm việc đừng ngại ngần sử dụng 1 ổ cứng SSD với chuẩn giao tiếp NVME.
Bạn có thể lựa chọn ổ SSD phù hợp cho pc đồ họa giá rẻ của mình
1.4 Graphics Cards
Nếu bạn phải phủ hàng tá layer trong Photoshop, làm motion graphics, edit video sử dụng AE hay Premiere Pro, card màn hình NVIDIA sẽ vô cùng tuyệt vời cho máy tính render 3d bởi vì chúng được tối ưu hóa để làm việc với các ứng dụng Adobe. Bạn cần lưu ý nếu bạn sử dụng nghiêng về làm phim nhiều hơn thì càng nên chú trọng vào card đồ họa vì những tác vụ có độ xử lý phức tạp và nặng đó đòi hỏi máy phải có tài nguyên lớn để xử lý nhanh chóng, thì chất lượng sản phẩm cho ra cũng sẽ tốt hơn rất nhiều so với những cấu hình máy render hoặc máy tính đồ họa 3D chỉ sử dụng CPU để render.
Ngoài ra số nhân CUDA , xung nhịp GPU hay VRAM của card đồ họa cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình làm việc và trải nghiệm sử dụng cũng như hiệu quả công việc của bạn. Card màn hình đặc biệt ảnh hưởng đến Viewport FPS trong 3D hay khả năng Render Real-Time được sử dụng Graphics Card để xử lý cho một cảm giác chân thực và khả năng thay đổi project theo ý muốn , cũng như tăng hiệu suất làm việc lên rất cao.
Ngoài ra khả năng Preview ngoài CPU thì VGA cũng đóng góp hiệu năng của mình vào việc Review có mượt mà , có chạy real-time farme , có giật lag hay không ?. Vram của VGA chịu trách nhiệm xử lý là lưu lại những dữ liệu đồ họa vì vậy hãy chú ý đến Project hoặc công việc của mình để lựa chọn VGA cho phù hợp. Mà nếu bạn có khoảng 25 - 30 triệu thì nên lựa chọn VGA GTX RTX nó thuộc dòng card khá tốt và "XỊN" để dựng hình đáng để bạn quan tâm trong khi đó bạn đi mua VGA QUADRO cũng gần băng
1.5 Màn hình
Nói về máy chuyên đồ họa chắc chắn không thể không nói đến màn hình máy tính. Nếu độ chuẩn xác về màu sắc trong pc đồ họa là cái bạn quan tâm thì Dell, Asus hay BenQ sẽ là những lựa chọn tiêu biểu cho bạn.
Bởi vì màn hình của 3 thương hiệu trên không chỉ có khả năng cạnh tranh với màn hình của Apple về độ sắc nét và chuẩn xác màu sắc mà nó còn cung cấp finish Matte hoặc Glossy (hiện nay Apple không còn). Đây được xem là một yếu tố quan trọng cho các bản thiết kế dùng để in.