Khuyến mãi Khuyến mãi
DANH MỤC SẢN PHẨM

Sử dụng thiết bị Wifi nào cho nhà thông minh

Anh Điền
Thứ Sáu, 13/08/2021

Sử dụng thiết bị Wifi nào cho nhà thông minh

Chào anh em, trong suốt thời gian vừa qua, mình đã sử dụng khá nhiều thiết bị smarthome cho nhà mình, tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, mình gặp phải một số vấn đề khá chịu, tuy không trực tiếp là của smarthome, nhưng nó lại là thứ ảnh hưởng rất nhiều tới những thiết bị này, đó chính là việc kết nối wifi với các thiết bị smart home trong gia đình. Hôm nay nhờ anh em cùng với mình chia sẻ một số kinh nghiệm cho việc lựa chọn router wifi cho những căn nhà sử dụng các thiết bị smarthome.
 

2054_linksys_li_whw0303_2.jpg

Bản chất nhà thông minh được cấu thành từ các thiết bị điện thông minh kết nối với nhau qua công nghệ: wifi, zigbee, z-wave. Tuy nhiên, cũng vì vậy mà việc có được 1 sóng wifi ổn định ở các vị trí lắp đặt thiết bị là một vấn đề nan giải. Như trường hợp của mình, một số thiết bị không nhận được sóng băng tần 5GHz mà chỉ chơi vs 2.4GHz thôi, rồi như việc sử dụng nhiều SSID hoặc nhiều thiết bị phát sóng khác nhau cũng làm cho việc kết nối của các thiết bị trở nên không ổn định.

Với trường hợp của mình, sau một thời gian tìm hiểu, mình đã tìm ra được một số thiết bị có thể đáp ứng khá tốt cho các căn nhà thông minh từ nhỏ tới lớn đó chính là sử dụng các thiết bị wifi có công nghệ Mesh - anh em có thể tìm hiểu Mesh ở bài viết này . Theo cá nhân mình, mình sẽ chọn và đánh giá các thiết bị này theo tiêu chí : dễ cấu hình và quản lý, dễ lắp đặt, khả năng mở rộng lớn, giá tiền.

1.Unifi:

Các dòng của wifi Unifi được mình đánh giá khá cao vì sự tiện lợi, đơn giản trong việc cấu hình và quản lý.


Unifi có thể quản lý từ máy tính, từ điện thoại, từ HASS hoặc từ ipad cũng đc. Ngoài ra, chỉ cần vài thao tác đơn giản, anh em có thể quản lý từ xa luôn. Đặc biệt, là Unifi sử dụng công nghệ Mesh, tạo ra duy nhất 1 SSID cho cả căn nhà, nên việc sử dụng các thiết bị trong nhà sẽ dễ dàng hơn.
 


unifi_2.jpg

unifi_1.jpg

Hơn nữa, HASS cũng đã có component tích hợp các AP Unifi vào để quản lý luôn, khá tiện phải không anh em?

unifi_4.jpg


Bên dưới là một số dòng sản phẩm tiêu biểu của Unifi
 

unifi_3.jpg

2. Asus Lyra Trio:
 

Lyra Trio là hệ thống WiFi Mesh băng tần kép AC1750 - Phủ sóng nhà cao tầng có diện tích lên tới 500 m2 với công nghệ bảo mật mạng AiProtection được hỗ trợ bởi Trend Micro.
Lyra Trio có thiết kế anten hình kim tự tháp độc đáo giảm thiểu được nhiễu và phát tín hiệu WiFi theo phương thẳng đứng cũng như theo phương ngang để thu và có hiệu suất tốt hơn trong các tòa nhà cao tầng.

 

lyra_trio3.jpg

Mình đã từng có 1 bài viết giới thiệu và trên tay dòng sản phẩm này tại bài viết này.
Theo mình thấy dòng sản phẩm này cũng đáp ứng khá tốt các yêu cầu cơ bản cho smarthome bao gồm việc sóng sánh, sự ổn định và khả năng quản lý bằng ứng dụng trên điện thoại ...

3. Netgear Orbi:

Bộ phát wifi Netgear Orbi mà mình đã có dịp thử nghiệm có thể giúp giải quyết được vấn đề đi dây khi thiết lập mạng với nhiều cục phát wifi trong một căng nhà rộng hay nhiều tầng. Ngoài ra nó cũng giải quyết được vấn đề kỹ thuật vì bạn chỉ cần cắm điện và phần còn lại nó sẽ tự động tìm đến nhau và đồng bộ với nhau. Một vấn đề nữa là tên các cục phát wifi sẽ đồng bộ luôn và chỉ có một tên, một password được thiết lập.
 

Anh em có thể xem chi tiết hơn 1 bài viết đã được anh admin review lúc trước.
Ngoài ra, Orbi còn có thể được thêm vào HASS để anh em tiện quản lý luôn, mình thích những sản phẩm có tích hợp component trong HASS, vì như thế sẽ rất dễ để quản lý tập trung được toàn bộ.


4. TPLink:
Lý do mà mình giới thiệu TPLink trong list này là mình vốn dĩ khá thích combo sản phẩm smarthome của TPlink bao gồm bộ bóng đèn,ổ cắm, camera, wifi extender, với bộ wifi mesh. Đáng chú ý trong đó, bộ thiết bị wifi TPLink Deco M4 là một trong số các thiết bị Wi-Fi Mesh được TP-Link giới thiệu ra thị trường vào IFA2018, Deco M4 sỡ hữu tốc độ Wi-Fi 1167Mbps, với tốc độ 300Mbps ở băng tần 2.4GHz truyền thống và 867Mbps ở băng tần 5GHz thông thoáng. Deco M4 cung cấp cùng lúc Wi-Fi chuẩn 802.11ac/a/b/g/n, người dùng sẽ hoàn toàn yên tâm về tốc độ Wi-Fi mà TP-Link Deco M4 mang lại.
 

Deco_M4_03_normal_1541466229920d.jpg

Ngoài ra, TPLink còn khá dễ quản lý bởi ứng dụng trên điện thoại, và có thể sử dụng để quản lý từ xa, hơn nữa nếu mình nghĩ nếu dùng chung hệ sinh thái của TPLink cùng với các sản phẩm smarthome khác sẽ đảm bảo tính ổn định hơn.
 

Deco_M4_032.jpg
5. Google Wifi:

Ứng cử viên cuối cùng mình đưa vào là Google Wifi, chung hệ sinh thái Google với các thiết bị khác. Về thiết kế thì Google Wifi có hình trụ, khá nhỏ gọn chứ không to cao như mẫu router Onhub mà hãng cho ra mắt hồi năm ngoái. Ở giữa thân router sẽ có một dải màu xanh với đèn LED bên trong để báo hiệu tình trạng hoạt động của thiết bị. Với kích thước nhỏ gọn hơn rất nhiều, Google Wifi sẽ có thể được bố trí tại nhiều khu vực khác nhau trong nhà một cách dễ dàng, từ đó đáp ứng nhu cầu mạng không dây của người dùng ở các phòng, các khu vực khác nhau thay vì phụ thuộc vào một bộ phát trung tâm vốn bị cản trở bởi các chướng ngại.
 

3884111_Google_wifi_Tinhte_2.jpeg


Tương tự như Onhub, Google Wifi cũng sẽ được điều khiển và quản lý thông qua một ứng dung trên smartphone và cũng cho phép các cài đặt, kiểm soát các thiết bị trong hệ thống mạng. Quan trọng hơn, router cũng được trang bị chức năng tự động kiểm soát và tối ưu hóa các cài đặt. Hãng gọi đây là công nghệ Network Assist, cho phép nó có thể tự điều chỉnh các thông số thiết lập sao cho tốc độ mạng là nhanh nhất có thể, đồng thời tự chẩn đoán và đưa ra các giải pháp khi xuấy hiện sự cố. Mặt khác, công nghệ này còn liên tục theo dõi vị trí của thiết bị trong nhà theo thời gian thực để hạn chế điểm chết hoặc độ trễ.
Xét về giá cả, GG wifi có lẽ khá đắt so với mặt bằng chung, tuy nhiên độ tiện dụng cũng như nhiều thứ nó mang lại vẫn luôn được đánh giá cao. Bản thân mình khi tìm hiểu cũng thấy Google Wifi cũng được hỗ trợ riêng 1 component trên HASS, điều này giúp cho việc quản lý của anh em trở nên dễ dàng hơn

Viết bình luận của bạn
1